Trường Đại học Thể dục thể thao Tp Hồ Chí Minhhttps://ush.edu.vn/uploads/logo-dh.png
Thứ năm - 11/01/2024 23:29
Chiều 11/01/2024, Trường Đại học Thể dục thể thao TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị “Góp ý phát triển chương trình đào tạo và hướng đến kiểm định chương trình đào tạo”.
Hội nghị có sự tham dự của: TS. Võ Quốc Thắng – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường; TS. Nguyễn Thanh Bình – P. Bí thư Đảng ủy, P. Hiệu trưởng; PGS. TS Vũ Việt Bảo – Chủ tịch Hội đồng trường; PGS. TS Nguyễn Thị Mỹ Linh – P. Hiệu trưởng Nhà trường; Trưởng, phó các đơn vị thuộc và trực thuộc trường; Trưởng, Phó trưởng Bộ môn thuộc Khoa; Trưởng, Phó các Ban: Thanh tra giáo dục, Xúc tiến các hoạt động Hợp tác quốc tế; Kế toán trưởng, Bí thư Đoàn Thanh niên; Giáo vụ các Khoa; toàn thể viên chức phòng Đào tạo, QLKH và HTQT và phòng Khảo thí và ĐBCLGD.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, TS. Võ Quốc Thắng, Bí thư Đảng ủy – Hiệu trưởng nhà trường nêu rõ : “ Nội dung chính của hội nghị lần này là thảo luận sự cần thiết phải điều chỉnh, lộ trình thực hiện điều chỉnh - phát triển của khung chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo của các ngành: Cử nhân Giáo dục thể chất; Cử nhân Huấn luyện thể thao; Cử nhân Quản lý Thể thao và Cử nhân Y sinh học Thể dục thể thao. Đồng thời Hiệu trưởng yêu cầu các thành viên tham dự hội nghị nêu cao tinh thần trách nhiệm có ý kiến đóng góp cho dự thảo, cần tập trung vào các vấn đề : Kế hoạch thực hiện; Điều chỉnh số lượng tín chỉ nếu cần thiết; Chuẩn đầu ra của từng chương trình đào tạo….” . Rà soát, cập nhập, phát triển chương trình đào tạo các trình độ, cải tiến nội dung giáo trình giảng dạy. Đồng thời thu thập ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp về mục tiêu đào tạo, cấu trúc chương trình khung, khối lượng, thời gian và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. Từ đó, thống nhất về mục tiêu (mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể) và chuẩn đầu ra chương trình đào tạo, sao cho bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục.
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận và đóng góp những ý kiến, kinh nghiệm quý báu trong việc xây dựng chương trình đào tạo. Các ý kiến đặc biệt chú trọng tới các phương diện như: Sự cần thiết, thời lượng của các học phần trong chương trình; góp ý điều chỉnh khung chương trình đào tạo; thứ tự bố trí các học phần trong Kế hoạch đào tạo; mức độ đáp ứng của chương trình đào tạo với yêu cầu của vị trí việc làm sau tốt nghiệp; yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới; yêu cầu của xã hội…Những ý kiến đóng góp tại Hội nghị góp phần xây dựng nên một chương trình đào tạo khoa học, đáp ứng yêu cầu của xã hội.