Trường Đại học Thể dục thể thao Tp Hồ Chí Minh

Trường Đại học TDTT TP. Hồ Chí Minh làm việc với Hội Hen suyễn – Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng TP. Hồ Chí Minh về Nghiệm pháp đánh giá sức khỏe trong Y học thể thao.

Thứ tư - 25/10/2023 03:00
Sáng ngày 25/10/2023, Trường Đại học TDTT TP. Hồ Chí Minh đã có buổi làm việc với Hội Hen suyễn – Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng TP. Hồ Chí Minh về Nghiệm pháp đánh giá sức khỏe trong Y học thể thao.
Tiếp đón và làm việc về phía Trường Đại học TDTT TP. HCM có PGS. TS Nguyễn Thị Mỹ Linh – Phó Hiệu trưởng Nhà trường; TS. Tạ Hoàng Thiện – Trưởng phòng Đào tạo, Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế; TS. Lê Thị Mỹ Hạnh – Viện trưởng Viện khoa học và Công nghệ thể thao; PGS. TS Nguyễn Đăng Chiêu – P. Trưởng khoa Y Sinh học TDTT.
Về phía Hội Hen suyễn – Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng TP. Hồ Chí Minh có PGS. TS. BS Lê Thị Tuyết Lan – Chủ tịch Hội; đi cùng đoàn có TS. BS Nguyễn Ngọc Phương Thư và ThS. Phan Văn Trường.
1 6
z4815548218056 adfeadafd52148c294bb20a29c34c7cf
Hình ảnh tại buổi làm việc
Tại buổi làm việc TS. BS Nguyễn Ngọc Phương Thư đã giới thiệu về Nghiệm pháp đánh giá sức khỏe trong Y học thể thao và Đo gắng sức tim mạch hô hấp (CPET: Cardiopulmonary Exercise Testing) là một xét nghiệm đánh giá đồng thời hệ thống tim mạch và hô hấp trong suốt thời gian bạn vận động gắng sức.
11 1
12 1
13 1
Một số hình ảnh nội dung buổi làm việc
Theo đó nghiệm pháp gắng sức tim mạch – hô hấp thường được dùng để phân loại và chẩn đoán cho bệnh nhân khó thở, tim đập nhanh, tức ngực, huyết áp không ổn định, giảm khả năng gắng sức mà chưa rõ nguyên nhân; đánh giá rủi ro về rối loạn chức năng tim, phổi trong khi gắng sức; giúp phát hiện các bệnh lý tim mạch, hô hấp tiềm ẩn mà với các xét nghiệm thông thường, hoặc trong lúc nghỉ ngơi người bệnh sẽ không phát hiện được. Là công cụ hữu ích để đánh giá, chẩn đoán, điều trị và tiên lượng ở bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, hô hấp. Đồng thời, CPET là nghiệm pháp quan trọng để đánh giá tình trạng hạn chế tập luyện chưa được chẩn đoán, xác định khách quan về khả năng gắng sức và mức độ suy giảm chức năng. Ngoài ra, thông qua CPET người bệnh sẽ biết được ngưỡng tập luyện an toàn của thân, để có kế hoạch vận động và tập luyện phù hợp với thể trạng sức khỏe của bản thân.
Thông qua buổi làm việc Trường Đại học TDTT TP. Hồ Chí Minh và Hội Hen suyễn – Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng TP. Hồ Chí Minh sắp tới sẽ có những hợp tác phù hợp trong đào tạo, huấn luyện và nghiên cứu khoa học, ứng dụng vào thực tiễn công tác Huấn luyện và giảng dạy giúp cho VĐV, người chơi thể thao phòng ngừa, chẩn đoán, điều trị và phục hồi các chấn thương liên quan đến thể thao và hoạt động thể chất.



 

Tác giả: ĐH Thể Thao

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây